image banner
Triển khai chương trình phát triển vùng lúa chất lượng cao và ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Tuyên Thạnh năm 2024

I. Đặc điểm tình hình

Tuyên Thạnh là xã nội địa, có 5 ấp với tổng dân số1.838 hộ với 7.305 nhân khẩu, người dân sinh sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong  đó diện tích đất trồng lúa là 2.790 ha, tỷ lệ gieo sạ hàng năm đạt 100% kế hoạch.

1. Công tác triển khai

Đảng ủy xã đã xây dựng các văn bản chỉ đạo như sau:

- Chương trình hành động số 14-CTr/ĐU ngày 17/4/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ xã Tuyên Thạnh về phát triển vùng lúa chất lượng cao và ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;

- Nghị quyết số 45-NQ/ĐU ngày 26/5/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ xã Tuyên Thạnh về phát triển vùng lúa chất lượng cao và ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;

- Quyết định số 116-QĐ/ĐU ngày 02/11/2017 của BCH Đảng bộ xã Tuyên Thạnh về kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Chương trình phát triển vùng lúa chất lượng cao và ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Tuyên Thạnh đến năm 2020;(thay thế QĐ 84-QĐ/ĐU, ngày 02/6/2017)

- Quyết định số 85-QĐ/ĐU ngày 02/6/2017 của Đảng ủy xã Tuyên Thạnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển vùng lúa chất lượng cao và ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Tuyên Thạnh từ nay đến năm 2020;

- Quyết định 117-QĐ/ĐU, ngày 02/11/2017 Đảng ủy xã Tuyên Thạnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình phát triển vùng lúa chất lượng cao và ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Tuyên Thạnh đến năm 2020;

Bên cạnh đó UBND xã cũng đã ban hành Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 5/7/2017 về phát triển vùng lúa chất lượng cao và ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Tuyên Thạnh đến năm 2020 và kế hoạch 91/KH-UBND ngày 30/10/2018 về triển khai đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2019 và những năm tiếp theo.

2. Công tác tuyên truyền

- Đảng ủy, UBND xã đã triển khai toàn bộ Nghị quyết của Đảng ủy và Kế hoạch của UBND xã cho cán bộ, công chức, các Chi bộ trực thuộc để nắm bắt thông tin về quy hoạch và phát triển vùng lúa chất lượng cao và ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Tuyên Thạnh đến năm 2024 được trên 80 cuộc có trên 2.400 lượt người dự. UB.MTTQVN xã cùng các ngành đoàn thể xã tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cuộc họp tiếp xúc với nhân dân được 30 cuộc có trên 750 lượt người dự.

3. Công tác quy hoạch

UBND xã đã quy hoạch vùng lúa chất lượng cao với diện tích 1.939,4ha, 1.191 hộ gồm 8 khu đê bao khép kín và vùng lúa ứng dụng công nghệ cao 02 vùng với diện tích 1.574ha, 1.025 hộ gồm 2 vùng với 7 khu đê bao khép kín.

- 100% diện tích trong vùng lúa chất lượng cao được áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất, 100% nông dân nông dân trong vùng được chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất và đã áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Khái quát về mô hình

- Trong vụ Đông Xuân 2023-2024 xã được tỉnh hỗ trợ 1 mô hình điểm ứng dụng CNC năm thứ 2 với diện tích 50 ha với 16 hộ tham gia, nông dân canh tác 2 loại giống ĐT 8 và OM 18.

- Vụ Hè thu năm 2024: được thị xã hỗ trợ 2 mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ.

Một mô hình 10 ha tại ấp Bình tây có 6 hộ tham gia và một mô hình tại ấp Bắc Chan 2 diện tích 10 ha có 5 hộ tham gia. Cả hai mô hình đều sản xuất 1 giống lúa OM 18.

2. Thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ cho mô hình

Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ giống, vật tư; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã hàng tuần đến thăm đồng, tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng đúng quy trình của vật tư hỗ trợ hoặc của nông dân sử dụng thêm (lịch thăm đồng có ấn định ngày cụ thể, nông dân trong và ngoài mô hình đến dự). Trong đó: Lượng giống sử dụng trong mô hình là 100 kg/ha, nhà nước hỗ trợ 50 kg/ha và nông dân đối ứng 50 kg/ha; vật tư (phân bón gốc hữu cơ, thuốc BVTV hữu cơ…) nhà nước hỗ trợ 50% và nông dân đối ứng 50%. Công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ huật cho mỗi mô hình là 3 lần/mô hình vào thời điểm đầu vụ (triển khai mô hình), giữa vụ (tập huấn mô hình), cuối vụ (tổng kết mô hình).

3. Đánh giá kết quả chất lượng khi thực hiện mô hình

3.1. Về kỹ thuật

Trong mô hình các hộ tham gia đều sử dụng giống xác nhận, sạ thưa theo khuyến cáo (100 - 120 kg/ha); áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại IPM, xử lý dịch hại theo nguyên tắc 4 đúng; việc ghi chép sổ nhật ký đồng ruộng được hưởng ứng 100%.

Bên cạnh đó, mô hình áp dụng quy trình “1 phải 5 giảm” được tập huấn đầu vụ vào sản xuất đã thể hiện được những điểm vượt trội hơn so với tập quán địa phương như: độ đồng đều của ruộng lúa, sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất, giảm lượng phân bón trong quá trình canh tác, giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật và tăng thêm kinh nghiệm trong sản xuất thông qua các buổi trao đổi khi cùng nhau thăm đồng.

Về mặt cung cấp thổ nhưỡng cho canh tác lúa, nông dân trong mô hình sử dụng phân bón hữu cơ cải tạo dinh dưỡng trong đất, hạn chế sử dụng phân hóa học và giữ độ bền màu lá lúa đến khi thu hoạch.

3.2. Về hiệu quả kinh tế

Mô hình ứng dụng công nghệ cao sử dụng giống xác nhận và áp dụng các giải pháp kỹ thuật “1 phải 5 giảm”, ứng dụng cơ giới đồng bộ trong sản xuất, sử dụng phân hữu cơ sinh học và chế phẩm sinh học… đã góp phần giảm chi phí và lợi nhuận tăng thêm cho nông dân.

Cụ thể qua đánh giá của ngành chuyên môn kỹ thuật Trung tâm DVNN tỉnh mô hình vụ Đông xuân 2023-2024, năng suất đạt từ 6.5- 9 tấn/ha, trừ chi phí nông dân có lãi cao hơn ngoài gần 3 triệu đồng/ha.

Vụ Hè thu 2024: qua kết quả đánh giá của Trung Tâm DVNN thị xã

+ Mô hình 10 ha thuộc ấp Bình Tây: Năng suất bình quân 6,2 tấn/ha, trừ chi phí mô hình có lãi cao hơn đối chứng trên 3 triệu đồng/ha.

+ Mô hình 10 ha thuộc ấp Bắc Chan 2: Năng suất bình quân 6.3 tấn/ha, trừ chi phí nông dân có lãi cao hơn đối chứng trên 2.7 triệu đồng/ha.

3.3. Về hiệu quả xã hội

Thông qua mô hình là hạt nhân để nhân rộng diện tích trong vùng quy hoạch chất lượng cao và ứng dụng công nghệ cao, tạo cho thị trường lượng lúa hàng hóa đạt chất lượng theo yêu cầu xuất khẩu; thể hiện tinh thần tập thể, hợp tác sản xuất cùng có lợi, vận động xuống giống đồng loạt làm giảm áp lực sâu bệnh, dịch hại. Xây dựng được cho địa phương một mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sản xuất theo hướng tập thể lớn, lợi nhuận cao để nhân rộng cho địa phương.

Thực hiện chuỗi sản xuất nâng cao giá trị hàng hóa trong việc sản xuất tập trung, đồng nhất về loại giống đã tạo nên cánh đồng sản xuất lúa hàng hóa đủ lớn để gắn kết với doanh nghiệp thu mua và bao tiêu sản phẩm đầu ra, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả.

4.  Thuận lợi, Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

4.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thị ủy, UBND thị xã và các ngành chuyên môn sự hướng dẫn, về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật của Trung tâm DVNN tỉnh, thị xã trong quá trình thực hiện chương trình nông nghiệp, vùng lúa chất lượng cao ứng dụng công nghệ cao và sự đồng thuận của nhân dân trong xã.

- Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp được tăng cường nhiều mô hình sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao được áp dụng, hệ thống kỹ thuật các hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được đầu tư ngày càng hoàn thiện.

- Công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh đã tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, phát triển vùng lúa chất lượng cao ứng dụng công nghệ cao.

4.2. Khó khăn, hạn chế

- Một số nông dân tham gia thực hiện mô hình trình diễn quy trình canh tác lúa theo hướng hữu cơ còn e ngại khi thực hiện giảm giống gieo sạ; giảm phân bón và bón không đúng thời kỳ sinh trưởng cây lúa; chưa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả.

- Chưa gắn kết được nhiều doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong mô hình.

- Triển khai thực hiện mô hình trình diễn quy trình canh tác lúa theo hướng hữu cơ chưa bền vững, bước đầu thực hiện có hiệu quả nhưng khi nhân rộng gặp khó khăn.

4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Một số ít các đoàn thể chính trị- xã hội đôi lúc chưa thật sự quyết liệt, kịp thời, thiếu tập trung, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành; còn xem đây là nhiệm vụ của chính quyền hay nhiệm vụ riêng của ngành nông nghiệp. Nhận thức của một số ít cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người dân vẫn chưa sâu, đầy đủ về nội dụng, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện mô hình trình diễn quy trình canh tác lúa theo hướng hữu cơ.

- Công tác tuyên truyền, vận động nông dân thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún chưa đi vào chiều sâu, thông tin thị trường chưa kịp thời và sâu rộng. Trong khi đó, một bộ phận nông dân còn nặng về sản xuất theo tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún, chưa tích cực tham gia liên kết trong sản xuất, ý thức liên kết chưa cao, chậm thích ứng với cơ chế thị trường, ngán ngại trong việc áp dụng cách thức sản xuất theo hướng hữu cơ; giá cả đầu ra của sản phẩm trong mô hình không chênh lệnh so với ngoài mô hình.

- Một số doanh nghiệp còn ngại chưa mạnh dạn đầu tư trong nông nghiệp, hợp đồng chưa chặt chẽ, giải quyết vấn đề lợi ích giữa các bên trong liên kết sản xuất chưa được hài hòa, chưa thực hiện tốt mối liên kết 4 nhà, chỉ tổ chức thu mua. Chính sách xuất khẩu gạo cũng gây trở ngại cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào vùng quy hoạch.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đối với cơ quan, tổ chức cấp trên

- Tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn, hỗ trợ trong tổ chức thực hiện mô hình trình diễn quy trình canh tác lúa theo hướng hữu cơ.

- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân tham gia thực hiện, duy trì và nhân rộng các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, vì hiện nay giá cả đầu ra của sản phẩm trong mô hình không chênh lệnh so với ngoài mô hình.

- Hỗ trợ, định hướng trong việc xây dựng các cánh đồng lớn, liên kết sản xuất- tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Tiếp tục kêu gọi, giới thiệu các doanh nghiệp tham gia thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa.

- Hỗ trợ kêu gọi, giới thiệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia liên kết theo các hình thức bao tiêu sản phẩm đầu ra hoặc doanh nghiệp tham gia một phần vào quá trình sản xuất của nông dân như: ứng trước vật tư, hướng dẫn quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và bao tiêu sản phẩm.

- Hỗ trợ hình thành và nâng cao vai trò của doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ, tiến tới thành lập doanh nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thị xã.

2. Đối với cơ quan, tổ chức có liên quan

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp xã cùng vào cuộc trong việc tuyên truyền, vận động nông dân thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và áp dụng, nhân rộng các mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao, mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ; không xem đây là nhiệm vụ của chính quyền hay nhiệm vụ riêng của ngành nông nghiệp mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh