image banner
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH “MỖI TUẦN MỘT ĐIỂM ĐẾN”

Nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành đoàn thể trên địa bàn xã Tuyên Thạnh, thị xã Kiến Tường đã xây dựng nhiều mô hình học và làm theo Bác thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Nhiều mô hình sau thời gian thực hiện đã mang lại kết quả tích cực, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, đánh giá cao.

Thực hiện kế hoạch của Thị ủy Kiến Tường về nhân rộng mô hình “Làm theo Bác” theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Tuyên Thạnh thống nhất chọn mô hình “Mỗi tuần một điểm đến” để chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn. Sau thời gian triển khai, mô hình nhanh chóng phát huy hiệu quả và nhận được sự ủng hộ của người dân. 

Theo đó, hàng tuần Đảng ủy xã Tuyên Thạnh đã thành lập Đoàn gồm đại diện lãnh đạo Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ VN, cán bộ công chức xã đến thăm hỏi, động viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; đồng thời thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, lựa chọn những vấn đề gần gũi với nhu cầu mà người dân quan tâm, thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội của, những mô hình hay, cách làm có hiệu quả để phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, chương trình vùng lúa chất lượng cao và ứng dụng công nghệ cao, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, cảnh quang môi trường, cảnh báo các âm mưu, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhận diện các thông tin sai trái, xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch trên các trang mạng, tăng cường đấu tranh, phòng ngừa tố giác tội phạm,… đến ít nhất 02 hộ gia đình trên một ấp.

Mỗi cán bộ, công chức khi đến tiếp xúc, gặp gỡ người dân đều phải trang bị một cuốn sổ cá nhân để ghi chép đầy đủ các nội dung phản ánh, đề xuất, đóng góp của người dân đối với những nội dung khó khăn, vướng mắc tại địa bàn dân cư. Các ý kiến vượt thẩm quyền giải quyết cán bộ, công chức thì ghi nhận để báo cáo lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã giải quyết. Các hộ gia đình chính sách, có công cách mạng, cán bộ hưu trí, đảng viên 40 năm tuổi Đảng trở lên, gia đình tôn giáo tiêu biểu, người có uy tín trong trên địa bàn dân cư, hộ nghèo, cận nghèo... là những địa chỉ được quan tâm trước trong những cuộc gặp gỡ tiếp xúc giữa người dân và lãnh đạo địa phương.

Qua các buổi tiếp xúc với người dân, những ý kiến nào trả lời trực tiếp được cho người dân thì trả lời ngay tại buổi tiếp xúc, những ý kiến ngoài thẩm quyền sẽ tổng hợp báo cáo lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo giải quyết hoặc chuyển đến nhành chức năng của thị xã để giải quyết kịp thời cho người dân. Việc gặp gỡ, tiếp xúc với người dân không những tạo được mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể với nhân dân. Khắc phục được tình trạng quan liêu, xa dân mà còn là dịp để tiếp nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành từ nhân dân, đây là cơ sở để Đảng ủy, chi bộ, chính quyền, ban ấp điều chỉnh cũng như đề ra những giải pháp, lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tạo sự đồng thuận trong đoàn viên, hội viên và Nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế, xã hội – QPAN của địa phương.

Thông qua mô hình này, cán bộ lãnh đạo trực tiếp gặp gỡ bà con nên rất thuận lợi trong việc ghi nhận những ý kiến, tâm tư nguyện vọng để qua đó giải quyết nhanh chóng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã rất đồng tình với việc thực hiện mô hình này. Qua một năm thực hiện mô hình, Đảng ủy xã đã tổ chức được 22 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với 51 lượt cán bộ, công chức tham gia, qua đó tiếp nhận 28 lượt ý kiến của người dân liên quan đến nước sinh hoạt, tệ nạn xã hội, bảo hiểm y tế, các thủ đoạn lừa đảo, trộm cắp tài sản, tình hình giao thông, các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn,… Bên cạnh đó, người dân cũng tham gia nhiều ý kiến thiết thực trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định 218 của Bộ Chính trị.

 

Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện mô hình “Mỗi tuần một điểm đến”, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Tuyên Thạnh quyết định tiếp tục thực hiện nhân rộng mô hình trên địa bàn. Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy xã yêu cầu Khối vận thường xuyên theo dõi, đôn đốc, triển khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân kế hoạch về nhân rộng mô hình “Làm theo Bác”; đồng thời phát huy vai trò nêu gương cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt trong thực hiện mô hình; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, công chức sắp xếp thời gian tham gia thực hiện đầy đủ, có hiệu quả mô hình “Mỗi tuần một điểm đến”.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh